Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường

Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường Vải địa kỹ thuật dệt GM cấu tạo từ các xơ Polyester được dệt với nhau tạo ra khả năng chịu kéo cao. Loại vải dệt GM có khả năng chịu kéo ở cả chiều khổ và chiều cuộn của vải cao. Độ giãn dài của GM nằm trong khoảng từ 15% đến 30%. GM được sử dụng rộng rãi ở các khu công nghiệp, đường giao thông có nền đất yếu Vải địa kỹ thuật dệt Daeyoun và Daehan Hàn Quốc (Viết tắt GM) nhập khẩu từ Hàn Quốc, vải gia cường. Sản phẩm chính GM10 (100/100kN/m) và GM20 (200/200kN/m)

Xuất xứ và công nghệ

Trụ sở nhà máy tại Seoul công suất 1 triệu m2 mỗi tháng. Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế cung cấp rộng rãi đặc biệt cho các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Công nghệ dệt 2 chiều hiện đại đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, sản phẩm sản xuất được kiểm soát chặt chẽ về định lượng và cường lực.

Các chức năng

Chức năng giúp gia cường cho đất: Cho phép gia tăng lực chống tương tác cho đất lên rất nhiều theo cả phương dọc và ngang

Chức năng chống xụt lún: Nhờ độ giãn thấp và khả năng kháng xé, kháng bục nên nền đất không bị xụt lún

Chức năng thẩm thấu: giống vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa dệt cũng có khả năng thấm, thẩm thấu giữ cát và các hạt mịn nên giúp nền đất không bị thất thoát

Chức năng kháng UV để che phủ bề mặt đê kè, hoặc rọ đá

Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường

Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường

Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường

1. Nguyên liệu:

Vải dệt được sản xuất từ sợi polyester hoặc sợi polypropylene. Các sợi liên tục cường lực cao này được dệt với nhau thành một mạng lưới ổn định.

Vì vậy vải địa kỹ thuật dệt sẽ duy trì được cấu trúc liên kết trong suốt quá trình bốc xếp, thi công và vận hành khai thác công trình.

Trong thành phần vải có chất ổn định nhiệt và chất ổn định chống tác nhân ánh sáng, do vậy sản phẩm không bị giòn, nứt, biến màu theo thời gian đặc biệt là khi phơi dài ngày ngoài ánh sáng mặt trời

2. Các chức năng:

Ổn định và gia cường nền đất yếu: Nếu không có vải địa kỹ thuật gia cường, lớp cát đá thô sẽ tác động trực tiếp lên nền đất làm cho nền đất mềm bị biến dạng. Do vậy cần trải một lớp vải dệt trước khi rải sỏi, đá trên nền đất yếu.

Vải dệt trải lên bề mặt nền đất mềm sẽ làm nền đất ổn định và kiểm soát sự biến dạng của đất theo hai cách: sức căng của vải dệt sẽ chia nhỏ sức ép của lớp đất thô để ngăn không cho đất bị đào thành những hốc nhỏ và sự tác động qua lại giữa vải dệt và đất xung quanh tạo ra lực ma sát để hạn chế sự di chuyển của đất và gia cường cho đất.

Phân cách và ổn định mương rãnh: Khi rãnh chôn ống thoát nước ngầm được trải một lớp vải dệt trước khi lấp đầy bằng đất mịn, sức căng của vải dệt tạo ra độ bền hỗ trợ hướng lên phía trên giữ chặt đường ống đã được lấp đầy sỏi vào các khoảng trống ở giữa, đồng thời lớp vải dệt còn là lớp phân cách giữa lớp đất mịn sử dụng để san lấp và lớp đất thô tự nhiên.

Lọc và thoát nước: Vải dệt đóng vai trò như một hệ lọc với các chỉ tiêu lý học và thuỷ lực học như hệ số thấm, tốc độ dòng chảy cao. Kích thước lỗ của vải cho phép nước đi qua mà vẫn giữ lại các hạt đất và không bị lấp tắc.

Chống xói mòn: Một lớp sỏi hoặc đá hộc thường được sử dụng để chống xói mòn cho bờ sông và bờ biển. Vải dệt sẽ được thi công giữa lớp đá và lớp đất phía dưới giữ cho đất không bị xói mòn trước sự tấn công của sóng biển.

3. Những đặc điểm và tiện ích của việc sử dụng vải địa kỹ thuật dệt:

Đặc điểm:

* Cường độ chịu kéo cao (từ vài chục đến vài trăm kN/m)

* Độ giãn dài thấp (<15%)

* Kích thước ổn định và có khả năng tiêu thoát nước

Do vậy vải địa kỹ thuật dệt thường được sử dụng để ổn định và gia cường nền đất yếu, làm lớp phân cách, lớp lọc trong xây dựng công trình nhất là các công trình giao thông, xây dựng bến bãi, kho tàng …

Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường

Báo giá vải địa kỹ thuật gia cường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay